Mùa mưa bão thường là mùa căng thẳng với tất cả mọi người trong vùng thường xuyên có bão. Những trận cuồng phong không những gây lo sợ cho cư dân sống trên đường đi của bão mà còn là mối lo ngại cho họ hàng và bạn bè của những người sống trong vùng có bão quét qua. Sự chuẩn bị là điều cần thiết để ứng phó với những thách thức trong mùa bão, hơn nữa còn giúp bạn cũng như những người thân của bạn yên tâm.

ky-nang-chong-bao-lut

Bạn Đang Xem: 10 kỹ năng cần biết khi phòng chống bão lụt

1. Sửa soạn tủ đông và tủ lạnh

Làm việc này khi cơn bão tràn vào và bạn phải chuẩn bị cho thời gian dài. Ăn các thức ăn dễ hỏng trước để phòng khi bị mất điện. Cho nước đóng chai và các loại thức ăn khó hỏng vào đầy tủ lạnh và tủ đông. Tủ đông càng đầy thì càng giữ lạnh tốt và duy trì được nhiệt độ thấp. Tủ lạnh cũng tương tự như vậy.
  • Tích trữ càng nhiều nước và chất lỏng trong tủ lạnh càng tốt để khi bị mất điện thì tủ lạnh vẫn giữ được độ lạnh lâu hơn, hy vọng là cho đến khi có điện trở lại.
  • Cho đá trong tủ đông vào các túi nhựa. Chất đầy các túi đá vào tủ đông. Bạn cũng nên làm đông lạnh các chai nước.
  • Tìm đọc bài viết về cách bảo quản thực phẩm đông lạnh khi bị mất điện để biết thêm chi tiết.

2. Mua thực phẩm và nước uống đủ dùng trong vài ngày

 Thức ăn đóng hộp là loại duy nhất thích hợp trong các trường hợp như bão lụt; nhắc bạn lần nữa, nhớ kiểm tra hạn sử dụng để đảm bảo thực phẩm còn tươi mới. Luôn chuẩn bị sẵn những thứ này bên mình để có thể phản ứng kịp thời trong trường hợp khẩn cấp.
  • Thử mua loại thực phẩm đóng hộp không cần phải cho thêm nước hoặc sữa.
  • Tích đầy nước vào bồn tắm nếu bạn quyết định ở lại nhà. Một bồn tắm cỡ trung bình có thể chứa được lượng nước đủ dùng trong 3 ngày. Bạn cũng có thể dùng nước này để giội bồn cầu.
  • Bình nước nóng cũng chứa được nhiều nước. Một bình nước nóng trung bình 150 lít có thể cung cấp nước cho một người sinh tồn trong một tháng.
  • Một người trung bình cần khoảng 3,5 lít nước một ngày. Thú cưng (chó) cần khoảng 1,7 lít nước một ngày. Mèo cần ít nước hơn.

3. Đảm bảo có đủ vật dụng cần thiết

Bạn cần dự trữ mọi nhu yếu phẩm để vượt qua cơn bão nếu bị kẹt trong nhà cả tuần mà không có điện, nước máy và các cửa hàng. Các vật dụng này bao gồm nguồn chiếu sáng (chạy pin hoặc quay tay), dụng cụ mở hộp, bộ sơ cứu y tế và các sản phẩm vệ sinh

4. Gia cố cửa sổ

Đóng tất cả các cửa ra vào và cửa sổ. Nếu không có cửa chớp chống bão, bạn hãy đóng ván ép vào cửa ra vào và cửa sổ. Như vậy gió mưa sẽ khó gây thiệt hại cho tài sản của bạn. Bạn cũng nên gia cố cửa nhà để xe để bảo vệ mọi thứ trong đó. Bạn cần làm việc này ngay khi nghe tin bão đang trên đường tiến vào để không phải ở ngoài trời khi cơn bão tăng cường độ.

5. Thiết kế một “phòng an toàn

Việc này là để đề phòng khi nhà bạn bị hư hại. “Phòng an toàn” không nên có cửa sổ hoặc cửa ra vào bên ngoài, tốt nhất là chỉ có một cửa ra vào trong nhà. Đây sẽ là nơi bạn và gia đình trú ẩn trong trường hợp cơn bão trở nên quá dữ dội. Đảm bảo để sẵn đồ dự trữ, phòng khi bạn không thể làm gì khác ngoài việc rút lui vào đó

6. Chuẩn bị một túi đồ khẩn cấp

Cơ quan Quản lý tình huống khẩn cấp liên bang Mỹ (FEMA) khuyến cáo người dân trong nước nên chuẩn bị sẵn một túi hoặc gói đồ khẩn cấp trong trường hợp cần di tản bất ngờ. Trong túi nên để các vật dụng quan trọng như thức ăn, nước uống, thuốc, túi nhựa và đèn pin. Ngoài ra cũng cần một số thiết bị điện tử, trong đó quan trọng nhất là smartphone.

Xem Thêm : Giỏ quà tết 2023 dành cho gia đình, bạn bè, doanh nghiệp, đối tác

Trong trường hợp phải rời nhà nhiều ngày, bạn có thể mang theo máy tính xách tay. Nếu cẩn thận, bạn nên tải sẵn một vài bộ phim, trò chơi, file nhạc để giết thời gian khi cần thiết hoặc cho trẻ em chơi những lúc cần giúp chúng bình tĩnh trong sự cố. Nếu có một chiếc đài phát thanh (radio) chạy bằng pin hoặc điện, tốt nhất cũng nên bỏ chúng vào túi.

7. Chuẩn bị sẵn một ổ cắm điện

Trong cơn khủng hoảng, món đồ gia dụng giá rẻ này có thể cải thiện cuộc sống của rất nhiều người. Khi số lượng ổ điện hạn chế, một ổ sạc có thể cứu sống hàng loạt thiết bị điện tử cho bản thân và những người xung quanh. Thay vì luân phiên cắm và rút các thiết bị khỏi ổ điện, vài món đồ có thể cùng lúc được cấp nguồn.

8. Sạc điện tất cả thiết bị trước khi bão về

Khi thiên tai xảy ra, điện thường bị ngắt trong thời gian dài. Mọi người cần sạc đầy các thiết bị điện tử của mình theo thứ tự ưu tiên là điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay. Cần nhớ bỏ tất cả bộ sạc vào túi khi di chuyển, thậm chí mua thêm nếu thấy cần thiết. Nhiều trường hợp các thiết bị điện tử này sẽ là thứ cứu sống bản thân hoặc giúp theo dõi tình hình của người thân mình, hay nhờ giúp đỡ trong thảm họa. Và rõ ràng công cụ sinh tồn này chỉ hoạt động khi pin của nó đã được sạc.

Tư vấn học bơi và đăng ký học bơi tại HCM, vui lòng liên hệ: Hotline: 0762.319.319 hoặc Facebook: /swimtobelive

9. Lập các nhóm trên mạng xã hội và lưu trữ danh bạ khẩn cấp

Nên có một nhóm (Group) trên mạng xã hội bao gồm người thân trong gia đình hoặc bạn bè, những người quan trọng sống trong khu vực để có thể bàn bạc, trò chuyện hoặc xin trợ giúp trong thiên tai.

Xem Thêm : Three signs that global inflation is on the way down

Các nền tảng có thể sử dụng là Facebook, Twitter hay các ứng dụng nhắn tin nhóm. Điều này sẽ vô cùng hữu ích trong trường hợp bạn phải mượn điện thoại của người khác và không còn các số liên lạc quen thuộc.

Ngoài ra, nên lập một danh sách số điện thoại khẩn cấp để có thể kích hoạt ngay khi cần thiết, hoặc hướng dẫn trẻ em hay người khác trong trường hợp không thể tự mình sử dụng điện thoại cá nhân. Đó có thể là số cứu nạn, số điện thoại của những người hàng xóm, họ hàng ở gần… Với một số smartphone, người dùng có thể đặt các địa chỉ liên hệ vào danh bạ khẩn cấp để truy cập trong tình huống điện thoại bị khóa.

10. Lưu trữ dữ liệu “trên mây”

Nếu cẩn thận, người dùng cũng nên lưu trữ các dữ liệu quan trọng của mình lên các kho dữ liệu trên mây (Cloud) để tránh trường hợp mưa, nước sẽ vô tình làm hỏng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, ổ cứng…

Các dịch vụ lưu trữ trên mạng đôi khi có thể cứu vớt cả sự nghiệp, hoặc các dữ liệu kỷ niệm quý báu của người dùng. OneDrive của Microsoft cung cấp 5GB bộ nhớ miễn phí và 50GB bổ sung với giá 2 USD một tháng. iCloud của Apple cho lưu trữ 5GB miễn phí và lên đến 2TB với mức phí 9.99 USD mỗi tháng. Google Drive mang tới 15 GB bộ nhớ miễn phí và thêm 1TB với mức phí 10 USD mỗi tháng. Tuy nhiên, việc sao lưu mất nhiều thời gian và cần phải làm sớm trước với các tệp tin quan trọng.

Chú ý: Trung tâm dạy bơi tại Hồ Chí Minh Swim To Be Live có hơn 70 HLV bơi chuyên nghiệp, dạy bơi cho trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 6 tuổi và trẻ dưới 15 tuổi, day bơi cho người lớn. Để được tư vấn nhanh và đăng ký học vui lòng liên hệ swimtobelive@gmail.com Hoặc qua số Hotline: 0762.319.319