TTO – Không đi tập huấn, không được dự các giải đấu đỉnh cao, các ngôi sao thể thao VN vẫn miệt mài tập luyện suốt năm qua, để chờ tung đòn “knock-out” cho năm 2021 đầy những mục tiêu quan trọng.

vdv-kim-son
Thần đồng bơi lội Nguyễn Hữu Kim Sơn

“Có những thời điểm tôi đã nghĩ mình sẽ không bao giờ được xuống hồ nữa, sẽ đánh mất luôn sự nghiệp…” – thần đồng bơi lội Nguyễn Hữu Kim Sơn tâm sự về “nhật ký phong thành” của mình trong những ngày Đà Nẵng bị phong tỏa.

Khi rái cá rời xa mặt nước

Bạn Đang Xem: Làng thể thao Việt Nam: Náu mình chờ cú ‘knock out’

Trớ trêu nhất trong mùa dịch có lẽ là đội bơi của Đà Nẵng cũng như Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia 3. Hầu hết các đội tuyển bơi lội đều có khu ăn ở ngay trong trung tâm tập luyện.

Nhưng ở Đà Nẵng, nơi ở của các VĐV bơi lại đối diện với trung tâm. Gần ngay trước mắt, nhưng… xa tận chân trời. Khi Đà Nẵng áp dụng lệnh phong tỏa cấm người dân ra đường, các VĐV bơi rơi vào cảnh dở khóc dở cười. Họ không thể đến nơi tập của mình dù chỉ ở cách đó vài trăm mét.

Kim Sơn cho biết đây là lần đầu tiên trong đời anh phải đối mặt với hoàn cảnh này. “Suốt 10 năm qua, chỉ có những ngày lễ tết tôi mới không xuống hồ, nhưng thường cũng chỉ trong 1, 2 ngày thôi. Ngày nào không dầm nước là tôi không chịu nổi. Nhiều lúc thấy mình như rái cá, sống dưới nước còn quen hơn trên cạn.

Những ngày đó ở Đà Nẵng rất u ám, chúng tôi không biết khi nào tình hình dịch bệnh mới chấm dứt. Mỗi ngày, tôi đều tự hỏi, nếu mọi chuyện cứ kéo dài thế này, có khi nào tôi bị mắc kẹt ở đây luôn không, sẽ đánh mất luôn sự nghiệp…”, Kim Sơn tâm sự.

Đó không phải là những lo lắng thái quá của một VĐV bởi cuộc sống của họ rất khác với người bình thường. Phần lớn họ dành một nửa thời gian cuộc đời cho việc khổ luyện, và nhiều người mong muốn chinh phục thành tích. Với riêng Kim Sơn, anh đã đánh cược với sự nghiệp khi rời TP.HCM để chuyển ra Đà Nẵng.

Tư vấn học bơi và đăng ký học bơi tại HCM, vui lòng liên hệ: Hotline: 0762.319.319 hoặc Facebook: /swimtobelive

“Đời tôi việc làm nhiều nhất là bơi lội, làm tốt nhất là bơi lội, mà làm tệ nhất cũng là bơi lội. Ngoài bơi lội tôi rất vụng về trong nhiều chuyện sinh hoạt. Chẳng hạn tôi không biết đi xe. Vì vậy những ngày không được xuống hồ, tôi cảm thấy rất chênh vênh”, Kim Sơn nói.

Lỡ mộng Olympic

Xem Thêm : Tóm tắt về Giải vô địch dưới nước châu Âu: GB, Nga, Ý về đầu, 3 WR ở Budapest

Trong khi các kình ngư Đà Nẵng vật vã vì rời xa mặt nước thì Nguyễn Văn Đương – một trong những võ sĩ boxing mạnh nhất hiện tại của VN – càng đau hơn khi đối diện nguy cơ bỏ lỡ kỳ Olympic đầu tiên trong sự nghiệp.

Giữa tháng 3-2020, Đương gây chấn động làng võ VN khi xuất sắc giành vé dự Olympic Tokyo 2020 hạng cân 57kg – cũng là vé dự Olympic đầu tiên của boxing VN sau 32 năm. Nhưng sau đó, Đương hụt hẫng khi Olympic Tokyo phải hoãn lại vì dịch.

“Thất vọng lắm bởi đây là chiến tích mà tôi chưa bao giờ nghĩ đến cách đây một năm. Đặc biệt khi đối thủ tôi đánh bại ở tứ kết là Chatchai-Decha Butdee (Thái Lan), Butdee là người đánh bại tôi ở chung kết SEA Games 2019. Đáng lý giờ này tôi đã đấu xong ở Olympic và nhiều trận đấu khác trong hệ thống võ đài chuyên nghiệp”, Đương nói.

Nhìn về năm 2021

Một năm khó khăn, nhưng không có nghĩa là bỏ cuộc và đầu hàng. Các ngôi sao thể thao VN vẫn miệt mài tập luyện suốt nhiều tháng qua, sẵn sàng cho một cuộc bùng nổ mạnh mẽ khi các giải đấu đỉnh cao mở cửa trở lại.

Những ngày tập cạn của các kình ngư Đà Nẵng kết thúc vào cuối tháng 8, khi Đà Nẵng chính thức dỡ bỏ lệnh phong tỏa. Cảm xúc vỡ òa, và các kình ngư lao vào một cuộc đua nước rút thực sự.

Họ chỉ có 4 tuần tập luyện để hướng đến Giải vô địch bơi lội quốc gia – giải đấu đỉnh cao đầu tiên sau hơn nửa năm trời. Và những “rái cá” Hoàng Quý Phước, Nguyễn Hữu Kim Sơn, Ngô Đình Chuyền bắt nhịp rất nhanh khi được trở lại mặt nước.

“Chấp” các VĐV khác 7 tuần lễ, đội bơi Đà Nẵng vẫn thi đấu cực kỳ ấn tượng ở Giải vô địch quốc gia, riêng Kim Sơn giành 1 HCV cá nhân, 2 HCV tiếp sức. Điều quan trọng là anh sớm tiệm cận thành tích tốt nhất của mình ở nội dung 400m hỗn hợp cá nhân – nội dung mà bơi lội VN kỳ vọng chàng trai 18 tuổi có thể tiến ra đấu trường châu lục.

Những kình ngư khác của Đà Nẵng như Quý Phước, Đình Chuyền cũng đều thể hiện phong độ ấn tượng để mang về một loạt HCV. Chiến thắng của họ vì thế, mang tính biểu tượng cho tinh thần vượt qua đại dịch.

Xem Thêm : Sarah Sjostrom một lần nữa chứng minh cô ấy là một trong những người vĩ đại nhất mọi thời đại vào năm 2022

Võ sĩ Nguyễn Văn Đương cũng tỏ ra lạc quan khi nói về cơ hội của mình trong năm 2021. “Nếu đại dịch sớm được kiểm soát, tôi sẽ tham dự hai giải đấu lớn là Olympic và SEA Games.

Tôi nghĩ khó mình cũng khó người thôi, các võ sĩ nước khác cũng không ai được tập luyện trong môi trường lý tưởng suốt một năm qua. Quan trọng là tôi đã giành được vé dự Olympic. Còn bây giờ, tôi vẫn đang tập luyện đều đặn mỗi ngày”.

Như một kình ngư đua sức bền, một chân chạy sẵn sàng cho cú nước rút, hay một võ sĩ nép mình chờ đòn knock-out, các VĐV VN vẫn miệt mài tập luyện trong hoàn cảnh khó khăn vì đại dịch, để chuẩn bị cho năm 2021 với rất nhiều mục tiêu lớn.

Ánh Viên và câu chuyện những bữa ăn

vdv-anh-vien

Nhiều năm qua, chuyện ăn uống của Ánh Viên luôn là một đề tài khơi gợi tò mò với nhiều người. Khi Ánh Viên chấm dứt chế độ tập huấn tại Mỹ để quay trở lại Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia TP.HCM, bữa ăn dành cho cô lập tức trở thành một bài toán gây đau đầu các lãnh đạo trung tâm.

Ông Võ Quốc Thắng – giám đốc Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia TP.HCM – cho biết VĐV đội tuyển ở đây hưởng chế độ tiền ăn 290.000 đồng/ngày. Thực tế, chi phí bữa ăn của Ánh Viên khoảng 600.000 đồng/ngày, chưa kể thực phẩm bổ sung khoảng 500.000 đồng/ngày. Để Ánh Viên tiếp tục là một ngôi sao hái ra vàng, những bữa ăn của cô dù ở VN vẫn phải đủ đầy như khi ở Mỹ.

Chúng tôi có dịp mục kích những bữa ăn “kỳ dị” của Ánh Viên, khi thì một nồi lẩu và cả ký cá, kèm thêm rất nhiều rau, trái cây cùng 1 lít sữa, khi lại trọn một con gà cùng các món rau củ luộc…

Để đảm bảo Ánh Viên được “ăn no”, ban giám đốc trung tâm phải làm việc với đơn vị của cô để có thêm kinh phí. Ánh Viên cũng vui vẻ chấp nhận cuộc sống mới của mình.

Nguồn: https://thethao.tuoitre.vn/lang-the-thao-viet-nam-nau-minh-cho-cu-knock-out-20210114113124843.htm

Chú ý: Trung tâm dạy bơi tại Hồ Chí Minh Swim To Be Live có hơn 70 HLV bơi chuyên nghiệp, dạy bơi cho trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 6 tuổi và trẻ dưới 15 tuổi, day bơi cho người lớn. Để được tư vấn nhanh và đăng ký học vui lòng liên hệ swimtobelive@gmail.com Hoặc qua số Hotline: 0762.319.319