TTO – Hai đội tuyển điền kinh và bơi lội Việt Nam tiếp tục khẳng định sức mạnh tại SEA Games 31 khi giành nhiều HCV cho đoàn thể thao nước nhà.

Bơi lội: Các kình ngư nam thế chỗ… Ánh Viên

Không có được vị trí số 1 tại SEA Games 31 như điền kinh, nhưng tuyển bơi Việt Nam cũng đã mang về 11 HCV, 11 HCB và 3 HCĐ.

Ở SEA Games năm nay, tuyển bơi Việt Nam không có sự góp mặt của Ánh Viên, người đã mang về không ít HCV trong quá khứ. Chỉ tính riêng SEA Games 2019, một mình Ánh Viên đã mang về tới 6 trên tổng số 10 HCV cho tuyển Việt Nam.

Xem Thêm : Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia TP.HCM: Những nét lạ sau mùa dịch

boiloi

Đã có những lo ngại về thành tích của toàn đội khi vắng “tiểu tiên cá”. Thế nhưng trong bối cảnh đó, các kình ngư nam đã vươn lên mạnh mẽ để giúp cho Việt Nam duy trì thành tích.

Ngoại trừ HCV 4x100m tiếp sức nam có phần may mắn khi các đối thủ phạm quy, thì 10 HCV còn lại đều là những màn trình diễn xuất sắc của các kình ngư nam.

Không có Ánh Viên, Nguyễn Huy Hoàng trở thành trụ cột toàn đội khi giành 4 HCV các nội dung cá nhân (400m tự do, 800m tự do, 1.500m tự do, 200m bướm). Anh còn góp mặt ở đội bơi 4x200m tiếp sức giành HCV và phá kỷ lục SEA Games.

Tư vấn học bơi và đăng ký học bơi tại HCM, vui lòng liên hệ: Hotline: 0762.319.319 hoặc Facebook: /swimtobelive

Bên cạnh Huy Hoàng thì Trần Hưng Nguyên và Phạm Thanh Bảo cũng có những đóng góp đáng kể.

Nhưng giống với điền kinh, đội bơi Việt Nam tuy gặt hái thành công nhưng cũng tồn đọng những vấn đề. Đó là 11 HCV đều đến từ các nội dung thi đấu của các kình ngư nam. Trong khi đó, các VĐV nữ đã không thể mang về HCV nào. Có vẻ như chưa có ai là đủ tầm để có thể thế chỗ Ánh Viên vào lúc này.

Điền kinh

Tại các kỳ SEA Games, bơi lội và điền kinh luôn nằm trong số các môn quan trọng bởi đây là các nội dung Olympic. Mời bạn đọc cùng nhìn lại màn thể hiện của các VĐV Việt Nam ở hai môn thể thao này tại SEA Games 31.

Kết thúc SEA Games 31, điền kinh Việt Nam tiếp tục giữ được ngôi vị số 1 với thành tích 22 HCV, 15 HCB và 8 HCĐ. Kết quả này bỏ xa thành tích 12 HCV của đoàn xếp tiếp theo là Thái Lan.

Ở các môn thi của nữ thì những cái tên kỳ cựu như Nguyễn Thị Huyền, Quách Thị Lan, Nguyễn Thị Oanh,… gần như không có đối thủ ở các cự ly quen thuộc 400m, 400m rào, 1.500m…

Ngoài ra, những cái tên ít được chú ý từ trước tới nay như Bùi Thị Nguyên (110m rào), Phạm Thị Diễm (nhảy cao), Lò Thị Hoàng (ném lao), Nguyễn Linh Na (7 môn phối hợp),… cũng đã thi đấu xuất sắc và mang về hàng loạt HCV.

Trong khi các VĐV nữ của điền kinh Việt Nam duy trì được phong độ ổn định, thì các VĐV nam lại không thể hiện tốt bằng. Các nội dung sở trường như 400m, 800m hay 4x400m đều không mang về bất kỳ HCV nào.

Thay vào đó, các nội dung có cự ly dài mới là “mỏ vàng” của điền kinh nam tại SEA Games 31. Những gương mặt gây ấn tượng đã giành HCV có “lão tướng” Nguyễn Văn Lai (5.000m, 10.000m), Lương Đức Phước (1.500m), Lê Tiến Long (3.000m vượt chướng ngại vật), Hoàng Nguyên Thanh (marathon) và Võ Xuân Vĩnh (20km đi bộ). Nguyễn Hoài Văn (ném lao) và Nguyễn Tiến Trọng (nhảy xa) cũng là những VĐV đã đóng góp HCV cho điền kinh Việt Nam.

Tuy có được số HCV áp đảo, song điền kinh Việt Nam lại không giành bất kỳ thắng lợi nào ở hai nội dung được quan tâm nhiều là 100m và 200m (cả nam và nữ).

Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2013 điền kinh Việt Nam thất bại hoàn toàn ở các nội dung này. Sự vắng mặt của Tú Chinh để lại khoảng trống quá lớn, ảnh hưởng đến khả năng tranh chấp huy chương của điền kinh Việt Nam ở các cự ly ngắn tại SEA Games 31.

Nguồn: tuoitre.vn

Bạn Đang Xem: Bơi lội, điền kinh Việt Nam đạt kết quả thế nào tại SEA Games 31?

Chú ý: Trung tâm dạy bơi tại Hồ Chí Minh Swim To Be Live có hơn 70 HLV bơi chuyên nghiệp, dạy bơi cho trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 6 tuổi và trẻ dưới 15 tuổi, day bơi cho người lớn. Để được tư vấn nhanh và đăng ký học vui lòng liên hệ swimtobelive@gmail.com Hoặc qua số Hotline: 0762.319.319