Được biết, ngay từ đầu năm 2022, Vụ Thể thao hơn 1,700 VĐV, 342 HLV và 16 chuyên gia đã được tập trung, tập luyện tại 5 địa điểm tập huấn gồm Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội; TP. HCM; Đà Nẵng; Cần Thơ và Đại học TDTT Bắc Ninh.
“Trong đó, 16 chuyên gia đều là những người có trình độ cao cho một số môn, nội dung giành huy chương, đặc biệt là ở các môn có khả năng tranh chấp huy chương cao như Điền kinh, Bắn súng, Karatedo, Wushu… Chúng tôi cũng thành lập Hội đồng tuyển chọn, kiểm tra, đánh giá công tác huấn luyện các đội tuyển theo từng thời kỳ giai đoạn tập huấn” – ông Hoàng Quốc Vinh cho biết.
Theo ông Hoàng Quốc Vinh, vấn đề tiếp theo cần thực hiện để nâng cao thành tích của VĐV là thi đấu cọ sát. Điều này sẽ giúp VĐV nâng cao kinh nghiệm, tích lũy thể lực và lựa chọn được các VĐV tài năng.
Khả năng đội tuyển thể thao Việt Nam
Nội dung tóm tắt bài viết
Thực tế, Việt Nam sở hữu tiền đề khá vững chắc để có thể tự tin tổ chức một kỳ SEA Games sòng phẳng khi tại hai kỳ SEA Games 2017, 2019, Việt Nam đều giành vị trí thứ 3 và nhất ở nội dung Điền kinh, Bóng đá. Bên cạnh đó, sau kỳ SEA Games 30 tại Philippines được tổ chức rất thành công, các quốc gia đều kỳ vọng rằng Việt Nam hoàn toàn có thể tạo nên một đại hội thể thao tốt hơn, chuyên nghiệp hơn.
Dù vậy, sự cạnh tranh tại đấu trường khu vực này khốc liệt không hề kém so với đấu trường quốc tế đặc biệt là ở những môn thuộc Olympic hay ASIAD. Có thể lấy ví dụ như Điền kinh, Việt Nam luôn phải cạnh tranh với Thái Lan, Philippines hay Bơi lội là Singapore… Việc giữ được thành tích ở các môn thi đấu trên chắc chắn sẽ là áp lực với ngành thể thao Việt Nam để đáp ứng được kỳ vọng và lòng yêu mến của người hâm mộ.
Ứng dụng thể thao một cách khoa học
Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao I cũng cho biết thêm năm 2022, ngành sẽ tiếp tục ứng dụng các giải pháp khoa học, công nghệ trong huấn luyện và đào tạo. Giải pháp công nghệ 4.0 được áp dụng trong thời điểm cách ly và giãn cách xã hội thời gian trước đã phát huy hiểu quả lớn khi có thể giúp các môn tổ chức thi đấu online hay tạo thành các nhóm trao đổi bài tập, giáo án huấn luyện.
Thông qua những nền tảng công nghệ như Youtube, Google… việc tập luyện trực tuyến của VĐV cũng đã được kết nối, tương tác được với người xem để đóng góp ý kiến một cách hiệu quả về chuyên môn, giải pháp về y sinh học, tâm lý – giáo dục, hồi phục hay dinh dưỡng, kỹ thuật…
“Vụ cũng đã chỉ đạo các Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia xây dựng kế hoạch sắm trang thiết bị, dụng cụ tập, thi đấu chuẩn, tạo môi trường tốt nhất trong tập luyện và sinh hoạt cho VĐV” – ông Hoàng Quốc Vinh chia sẻ.
Thời gian từ nay cho tới ngày SEA Games 31 khởi tranh không còn quá nhiều. Với vị thế là nước chủ nhà, ngành Thể thao Việt Nam cùng tập thể HLV, VĐV rõ ràng sẽ cần phải chuẩn bị rất kĩ càng để có thể giành được thành tích tốt trên sân nhà, tạo nên một kỳ đại hội sôi động, công bằng, sòng phẳng.