3 lực cản của con người phải gánh chịu khi bơi.
1. Lực cản ma sát
Nội dung tóm tắt bài viết
Lực sản sinh do lục tác dụng giữa cơ thể với nước khi chuyển động tương đối với hướng vận động. Lực cản ma sát lớn hay nhỏ phụ thuộc vào mối quan hệ giữa độ trơn nhẵn của lớp da cơ thể với tốc độ chuyển động.
Khi bơi, để giảm bớt lực cản ma sát, phải giữ cơ thể ở hình dáng lướt nước hợp lý, da phải sạch, nhẵn, chọn mũ bơi áo bơi khít người, có chất liệu mỏng trơn, nhẵn, ít thấm nước.
2. Lực cản do chênh lệch áp lực
Khi vận động sẽ sản sinh lực cản do chênh lệch áp lực mặt trước và mặt sau của vật thể gọi là lực cản do chênh lệch áp lực. Lực cản do chênh lệch áp lực có sự khác biệt vài chục lần trị số lực cản ở các vật thể có hình dạng khác nhau khi vận động.
3. Lực cản của sóng
Người bơi vận động ở giữa hai môi trường không khí và nước. Vì nước có mất độ lớn hơn không khí 800 lần. Nên khi cơ thể chuyển động trong nước, do tính lưu động của nước, thân người đã làm cho một bộ phận của nước nhô cao hơn mặt nước tạo thành đỉnh sóng. Cũng do tác dụng trọng lượng của nước mà mặt nước bị ép xuống thành hõm sóng. Vì tạo ra sóng nên phải tiêu hao năng lượng, tăng lực cản cơ thể. Do vậy, nên giảm bớt sóng ở trước mặt do bơi tạo ra.