Bơi lội Việt Nam từ 1975 tới nay đã thay đổi như thế nào!

Về phong trào bơi lội quần chúng

Sau khi đất nước thống nhất, Đảng, Chính phủ ta cho phép mở thêm 1 trường Đại học ở phía nam và trường trung cấp ở Đà Nẵng. Sở TDTT cũng có các trường năng khiếu. Các trường phổ thông và trường học. Đại học đã đưa bơi lội vào giảng dạy chính khoá.

boi-loi-viet-nam

Từ những năm 1988 trở lại đây, nền kinh tế thị trường đã bắt đầu phát huy tác dụng. Nhất là các tỉnh phía Nam như TPHCM, Long An…Đã nhanh chóng đẩy mạnh hoạt động bơi lội quần chúng. Còn các tỉnh phía Bắc, do đổi mới cơ chế quản lý TDTT. Có nơi còn quá chậm hoặc trình độ kinh tế thấp…phong trào bơi lội kém rõ rệt như Hà Nam Ninh, Hải Hưng, Thái Bình, Hà Tây, Hà Bắc.

Từ năm 1993 đến nay, phong trào bơi lội Việt Nam đã có nhiều khởi sắc. Cả nước ta đã có hàng chục bể bơi được xây dựng ở các tỉnh Thanh Hoá, Quảng Nam, Đà Nẵng, Hà Nội, Tây Ninh, Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phú..

Nhìn tổng thể phong trào bơi lội quần chúng trong những năm gần đây. Trên phạm vi cả nước vẫn chưa được phát triển mạnh mẽ. Tuy vậy chúng ta vẫn tin tưởng rằng dân tộc ta có truyền thống thượng võ. Với khối óc thông minh và với điều kiện địa lý vô cùng thuận lợi cho bơi lội phát triển. Với một đất nước như vậy bơi lội Việt Nam nhất định sẽ phải được phát triển mạnh mẽ.

Về bơi lội thể thao thành tích 

Ngay sau ngày giải phóng đất nước. Do nhận biết được vai trò và tầm quan trọng của thể thao thành tích cao. Nhiều tỉnh, thành, ngành chẳng những đã duy trì mà còn phát triển các đội tuyển của mình. Các huấn luyện viên cơ sở đã tìm tòi nghiên cứu và đã có kinh nghiệm nhất định trong huấn luyện.

Do vậy, hàng năm ta vẫn tổ chức được các giải bơi vượt sông Bạch Đằng truyền thống. Các giải bơi đội mạnh.v.v.v..Thành tích và kỷ lục bơi lội Việt Nam ngày càng nâng cao.

Tư vấn học bơi và đăng ký học bơi tại HCM, vui lòng liên hệ: Hotline: 0762.319.319 hoặc Facebook: /swimtobelive

Để tham gia Olympic lần thứ XXII năm 1980 ở Matxcơva, tổng cụ TDTT đã quyết định cho thành lập đội tuyển quốc gia vào năm 1978.

Tại đại hội thể dục thể thao thế giới này ta đã phá được nhiều kỷ lục quốc gia. Trong đó có kỷ lục 100m trườn sấp của To Văn Vệ với thành tích 56″75. Phá kỷ lục của Trương Ngư cũ năm 1966 là 56″9. Kỷ lục 100m ếch của Nguyễn Mạnh Tuấn và Trần Dương Tài v..v..

Năm 1985 đại hội TDTT toàn quốc đã được tổ chức tại Hà Nội. Trong đại hội này, môn thi đấu bơi đã có hàng chục kỷ lục quốc gia được lập. Đội bơi thành phố Hồ Chí Minh đã giữ vị trí vô địch toàn quốc.

Năm 1988, đội tuyển bơi lội Việt Nam lần thứ 2 tham dự Đại Hội Olympic.

Tại đại hội Olympic 24 Sêun (Nam Triều Tiên) chỉ có hai VĐV tham dự và mặc dù không lọt vào chung kết. Nhưng đã lập được kỷ lục mới ở Việt Nam với cự ly 200m ếch 2’39″69 của Quách Hoài Nam và 100m bướm 1’07″96 và 200m bướm 2’3″69 của Kiều Oanh. Năm 1990 đội bơi của Việt Nam tham dự đại hội TDTT Châu Á tổ chức tại Bắc Kinh. Dự đại hội có 3 VĐV (Nguyễn Kiều Oanh, Trương Hải Phong, Trần Vinh Quang), cả 3 VĐV đều lập kỷ lục quốc gia mới.

Năm 1991 chúng ta có 4 vận động viên tham dự SEA Game tổ chức tại Philippin. Tuy thành tích đứng ở vị trí thứ 7/10 nước Đông Nam Á. Nhưng cũng đã lập được các kỷ lục quốc gia mới.

Cho đến nay qua các SEA Games 17,18,19 vị trí bơi lội của Việt Nam vẫn chỉ xếp ở hạng thứ 7 và chưa dành được 1 huy chương bơi lội nào. Điều đó đòi hỏi Hiệp hội thể thao dưới nước cũng như mỗi cán bộ huấn luyện viên cần phải phấn đấu rất cao. Mới có thể đưa được nền bơi lội Việt Nam sánh vai với các nước khu vực và châu lục.

Chú ý: Trung tâm dạy bơi tại Hồ Chí Minh Swim To Be Live có hơn 70 HLV bơi chuyên nghiệp, dạy bơi cho trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 6 tuổi và trẻ dưới 15 tuổi, day bơi cho người lớn. Để được tư vấn nhanh và đăng ký học vui lòng liên hệ swimtobelive@gmail.com Hoặc qua số Hotline: 0762.319.319