Trung Tâm Dạy Bơi Kèm Riêng Tại TPHCM

Nguyên lý kỹ thuật bơi

Đặc tính vật lý của môi trường nước có liên quan đến nguyên lý kỹ thuật bơi.

1. Tính khó ép nhỏ

Các chất lỏng, trong đó có nước, chịu tác dụng của sự thay đổi nhiệt độ. Áp suất khác nhau sẽ làm cho thể tích bị thu hẹp lại. Song đối với nước việc ép nhỏ lại thể tích không rõ nét. Người ta đã thử nghiệm cứ tăng lên một át mốt phe nước chỉ có thể thu nhỏ lại thể tích khoảng 1/200000. Như vậy có thể coi nước là một chất khỏ ép nhỏ (trong đó không khí có thể thu nhỏ 844 lần so với nước).

Bạn Đang Xem: Nguyên lý kỹ thuật bơi

2. Tính bám dính

Xem Thêm : Cần làm gì trước và sau khi bơi

Tính bám dính của nước là do lực hút trong (lực nội tụ). Tính bám dính tăng lên khi nhiệt độ giảm và ngược lại. Nếu nước ở 26 độ C có độ bám dính gấp 48 lần so với không khí thì khi ở 20 độ C có thể tăng lên gấp 59 lần.

Trong điều kiện yên tĩnh, áp lực từ mọi phía cân bằng, tính bám dính của nước không biểu hiện rõ rệt. So một khi có lực bên ngoài hơn lực hút bên trong. Áp lực của nước thay đổi, sự liên kết giữa các phân tử bị tác động. Do sức hút lẫn nhau giữa các phần tử mà tạo ra lực ma sát để chống lại lực bên ngoài. Làm cho lực bên ngoài suy yếu và triệt tiêu dần. Hiện tượng này gọi là quá trình lực cản.

Lực bên ngoài càng lớn lực hút trong bị phân tán càng lớn ma sát giữa các phân tử nước càng mạnh (ma sát tăng).

Tư vấn học bơi và đăng ký học bơi tại HCM, vui lòng liên hệ: Hotline: 0762.319.319 hoặc Facebook: /swimtobelive

Xem Thêm : Dinh dưỡng cho trẻ 6 đến 11 tuổi

Khi bơi tất cả các động tác bơi đều chịu tác động của lực cản do tính bám dính của nước gây nên. Đó là nhân tố quan trọng của lực môi trường khi bơi.

3. Tính lưu động (nguyên lý kỹ thuật bơi)

Do lực hút lẫn nhau giữa các phân tử nước tương đối nhỏ nên sức chống lại lực bên ngoài cũng yếu. Nếu lực bên ngoài lớn hơn lực hút trong sẽ tạo ra sự chênh lệch áp lực. Nước sẽ chảy từ vùng áp lực cao sang vùng áp lực thấp. Hoặc chảy theo phương hướng của lực bên ngoài. Sức chống đỡ lực bên ngoài.

Sức chống đỡ lực bên ngoài của các phân tử nước tỷ lệ thuận với tốc độ của lực bên ngoài. Nếu tốc độ quạt nước chậm. Nước sẽ chảy ra phía cùng chiều quạt nước nhiều hơn. Khi tốc độ quạt nước tăng lên sẽ đạt tới sự phân phối lại. Áp lực nước đẩy về phía cùng chiều sẽ giảm đi. Phần lớn nước tăng lên theo nguyên lý kỹ thuật bơi. Đạt tới sự phân phối lại. Áp lực nước đẩy về phía cùng chiều sẽ giảm đi, phần lớn nước sẽ vòng qua mặt bàn quạt (bàn tay). Về vùng áp lực thấp phía sau bàn quạt (sau bàn tay).

Nếu cứ tiếp tục tăng tốc độ quạt nước có thể được coi như quạt nước trong điều kiện nước tương đối tĩnh lại. Do vậy muốn tạo được tốc độ bơi cao cần quạt nước tăng dần tốc độ và thực hiện đúng nguyên lý kỹ thuật bơi lội.