Ảnh quét laser và sonar cho thấy lượng lớn khăn ướt, vật dụng thường chứa nhựa, tích tụ ở sông Thames trong 6 năm qua.
Một số loại khăn ướt được giới thiệu là có thể xả xuống bồn cầu, nhưng thực chất chúng chỉ trôi được qua khúc cua chữ U chứ không biến mất và có thể làm nghẽn đường ống hoặc sông, theo Boyles. “Điều này giống như xả túi nylon xuống bồn cầu vậy. Nếu bạn đang dùng khăn ướt tiêu chuẩn, xin hãy bỏ chúng vào thùng rác thay vì bồn cầu”, bà nói.
Công ty Tideway đang xây dựng “siêu cống” dài 25 km dưới sông Thames, dự kiến hoàn thành vào năm 2025. “Sau khi hoàn thành, siêu cống sẽ thu giữ hơn 95% lượng nước thải tràn vào sông Thames”, John Sage, trưởng bộ phận trách nhiệm xã hội tại Tideway, cho biết.
“Điều này sẽ giúp giải quyết một số loại rác liên quan đến nước thải chảy ra sông, nhưng tất cả chúng ta đều có nhiệm vụ đảm bảo rằng mình đang xử lý rác đúng cách”, Sage nói thêm. Nhóm chuyên gia hy vọng kết quả quét sẽ khuyến khích mọi người tránh khăn ướt bằng nhựa và không xả chúng xuống bồn cầu.
Trước đó, các nhà khoa học cũng thực hiện cuộc “kiểm tra sức khỏe” đầy đủ đầu tiên của sông Thames kể từ khi nó được tuyên bố là “chết về mặt sinh học” cách đây hơn 60 năm. Cuộc kiểm tra do Hiệp hội Động vật học London (ZSL) dẫn đầu. Kết quả cho thấy một số loài vật bất ngờ sống dưới sông như cá ngựa, lươn, hải cẩu và nhiều loài cá mập.
Tuy nhiên, các kết quả mới cũng hé lộ, biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ mùa hè ở sông Thames tăng 0,19 độ C kể từ năm 2007 và mực nước cũng tăng. Khăn ướt là vật dụng phổ biến nhất được tìm thấy tại sông Thames, ngoài ra còn có tăm bông cán nhựa, dù số lượng đã giảm sau lệnh cấm của chính phủ năm 2019. Những vật dụng này, trong đó có nhiều loại chứa nhựa, đang làm biến đổi bờ sông khi tạo ra những khối tích tụ lớn.
Hình ảnh mới cho thấy “núi” khăn ướt cao khoảng một mét và rộng tương đương hai sân tennis tích tụ ở khu vực bờ sông Thames gần cầu Hammersmith từ năm 2015, Mail hôm 25/11 đưa tin. Tổ chức Thames21 thu thập hình ảnh quét laser và sonar (định vị thủy âm) của lòng sông ở phía tây London nhằm phục vụ cho kế hoạch xây hệ thống cống mới.
“Dữ liệu này là một lời nhắc nhở mạnh mẽ về những thiệt hại mà khăn ướt gây ra cho hệ sinh thái tự nhiên. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ việc loại bỏ nhựa dẻo khỏi khăn ướt và trông đợi đến ngày dòng sông không còn ô nhiễm như vậy”, Debbie Leach, CEO của Thames21, cho biết.
Khăn ướt thường làm từ nhựa dẻo. Khi bị thải xuống sông, chúng kết dính với trầm tích tự nhiên và tạo thành những khối lớn. “Chúng tôi biết nhiều gia đình bận rộn rất thích sự tiện lợi của khăn ướt, nhưng hầu hết chúng làm từ nhựa và có thể mất hàng thế kỷ để phân hủy sinh học”, Anna Boyles, quản lý vận hành của công ty Thames Water, cho biết.