Xuất phát là điểm bắt đầu của cuộc thi bơi, là một phần trong quá trình thi đấu. Đặc biệt trong thi đấu hiện nay, thứ tự hơn kém nhau từng phần trăm giây, do đó kỹ thuật này càng quan trọng và không ngừng được cải tiến và phát triển.

Những kỹ thuật xuất phát trong bơi lội 

Có hai loại là xuất phát trên bục (bơi bướm, kỹ thuật bơi sải, ếch, bơi hỗn hợp cá nhân, bơi tiếp sức tự do) và xuất phát dưới nước (Ngửa, bơi ngửa lần đầu tiên trong tiếp sức hỗn hợp).

Các kỹ thuật xuất phát trên bục 

Xuất phát vung tay 

Có năm giai đoạn: tư thế chuẩn bị, bật nhảy, bay trên không, vào nước, lướt nước.

ky-thuat-xuat-phat-trong-boi-loi

1. Tư thế chuẩn bị

Hai chân song song rộng bằng hông, lòng các ngón chân bám vào mép trên của bục xuất phát, đầu gối hơi gập, hông gập, thân người gần như song song với nước. Hai tay duỗi thẳng xuống ra sau, mắt nhìn chếch về phía trước. Trọng tâm rơi vào điểm mép trước bục và ở khoảng giữa hai chân. Tư thế chuẩn bị này tạo ra sự căng cơ tĩnh lực cho cơ duỗi của bộ phận đùi, mông, lưng.

2. Bật nhảy

Gập gối, bật mạnh chân, vung tay, thân người giữ tư thế ngang bằng với nước. Hiệu quả của động tác này phụ thuộc vào ba điểm:

– Động tác khuỷu chân và hiệu quả duỗi cơ: Trước khi bật nhảy nên gập gối nhanh để cơ thể hạ thấp xuống. Làm cho mặt điểm tựa thấp xuống, làm cho mặt điểm tựa mất trọng lượng. Đồng thời nhờ vào việc duỗi cơ thể biến đổi trạng thái tĩnh lực, có lợi cho hoạt động của các cơ mông, tứ đầu đùi, tam giác đầu nhỏ. Khi các khớp hông, gối, cổ chân đạt góc độ thích hợp thì đột ngột dừng lại để đạp chân vào bục. Như vậy lợi dụng được động năng khi cơ thể hạ thấp xuống và sức mạnh của đạp chân để hợp thành sức mạnh đạp bục rất lớn.

– Góc độ thích hợp khi đạp duỗi chân: Đạp duỗi chân là chính, nhưng cần kết hợp với động tác thân người. Để tạo thành tổng hợp lực theo cấu trúc của khớp hông, gối, cổ chân mà hình thành góc liên hợp của xương để trực tiếp điều khiển phương hướng co duỗi và hiệu quả hoạt động của các nhóm cơ. Cho nên, tư thế thân người thích hợp là điều quan trọng. Đối với việc phát huy sức mạnh và tốc độ của cơ bắp. Cơ tứ đầu đùi có vai trò chính trong động tác duỗi gối. Bắt đầu góc gối nên từ 120 – 130 độ và đạt hiệu quả là góc khoảng 110 – 120 độ trong cách xuất phát khi bơi.

Tư vấn học bơi và đăng ký học bơi tại HCM, vui lòng liên hệ: Hotline: 0762.319.319 hoặc Facebook: /swimtobelive

– Sự phối hợp giữa động tác vung tay và đạp chân: Động tác vung tay làm tăng thêm sức mạnh cho chân đạp ra sau. Có hai cách lăng tay:

  • Trước khi bật nhảy, tay duỗi phía trước và ra sau đến khi bật nhảy thì vung tay xuống dưới, ra trước ở phía trước đầu. Đây là cách xuất phát bình thường.
  • Khi chuẩn bị bật nhảy, tay duỗi chếch xuống và ra trước. Khi bật nhảy tay vòng phía trước, lên trên. Và ra sau thành một vòng ra phía dưới đầu, cánh tay dừng lại lúc đạp chân. Do biên độ vung tay lớn ảnh hưởng đến tốc độ bật nhảy, cho nên thường dùng trong xuất phát trong bơi tiếp xúc.

3. Bay trên không

Động tác bay trên không phụ thuộc vào động tác vào nước, vì vậy khi bay trên không cần có động tác chuyển thân để thân người từ tư thế đầu cao hơn chân lúc bật ra khỏi bục xuất phát, lật xuống thành từ thế đầu thấp hơn chân khi vào nước.

4. Kỹ thuật vào nước xuất phát trong bơi lội

Tư thế thân người phụ thuộc vào độ lao sâu khi vào nước và tư thế bay trên không. Vào nước theo quỹ đạo thẳng chéo xuống mặt nước với thứ tự ngón tay, cánh tay, đầu, thân, chân.

5. Lướt nước

Thần người có độ căng cơ nhất định nhằm giữ thân người có dạng hình thoi để lướt nước. Dùng bàn tay điều khiển độ sâu khi lướt nước. Khi tốc độ lướt nước xấp xỉ tốc độ bơi thì bắt đầu thực hiện động tác theo luật thi đấu của từng kiểu bơi.

Hướng dẫn kỹ thuật xuất phát bám bục 

Căn cứ vào cách bám bục mà chia thành hai loại xuất phát bám bục và xuất phát ngồi quỳ.

Kỹ thuật xuất phát bám bục có bốn giai đoạn: tư thế chuẩn bị, bật nhảy, bay trên không, vào nước và lướt nước.

xuat-phat-bam-buc

1. Tư thế chuẩn bị 

Có ba cách bám bục là bám bục chính diện, bám bục cạnh bục, bám cạnh bục đổ thân người về trước. Khác biệt của ba loại này ở chỗ bắt đầu giậm nhảy: bám chính diện dựa vào đẩy tay, bám cạnh bục dựa vào kéo tay, bám đổ thân thì chỉ cần bỏ tay ra là giậm nhảy. Hai chân song song rộng bằng hông, các ngón chân bám mép trên bục xuất phát, gối hơi gập, thân người gập về trước, áp sát vào đùi. Điểm rơi của trọng tâm cơ thể ở mép trước hoặc ra khỏi bục xuất phát, hai tay bám bục để giữ yên cơ thể.

2. Bật nhảy

Cúi đầu, kéo tay, duỗi gối để thân người đổ ra trước, tiếp theo là gập gối buông tay để thân người không đè lên đùi. Khi gối và cổ chân đạt được góc độ thích hợp thì duỗi nhanh khớp cổ chân và vung tay duỗi khớp hông. Làm cho lực duỗi thân cùng với lực đạp chân hình thành một hợp lực tác động vào mặt bục. Đặc điểm của kỹ thuật xuất phát trong bơi lội này là trọng tâm đổ thẳng về trước mà không cần phải gập gối như kiểu vung tay. Nhưng phải hạ thấp trọng tâm rồi mới đổ người, mặc dù góc bật nhảy nhỏ nhưng tốc độ bật nhảy nhanh hơn.

3. Bay trên không

Do lực đạp chân mạnh, quỹ đạo di chuyển của trọng tâm có hướng tương đối thăng ngang nên thời gian bay trên không ngắn, tay vung về phía trước đến dưới đầu thì dừng lại, cúi đầu, hóp bụng để vào nước.

4. Vào nước và lướt nước

Thân người vào nước cần vươn duỗi thẳng, có độ căng cơ nhất định nhằm giữ thân người có dạng hình thoi để lướt nước. Do góc độ bật nhảy nhỏ, lực đạp mạnh nên thân người vào nước không sâu, lướt nhanh và ngắn, nổi lên nhanh. Khi tốc độ lướt nước xấp xỉ tốc độ bơi thì bắt đầu thực hiện động tác theo luật thi đấu của từng kiểu bơi. Kỹ thuật này thích hợp với xuất phát bơi tự do cự ly ngắn.

Kỹ thuật xuất phát trong bơi lội (ngồi quỳ)

Gần giống xuất phát trong chạy cự ly ngắn của điền kinh. Có ba ngai đoạn: tư thế chuẩn bị, bật nhảy, bay trên không và vào nước.

1. Tư thế chuẩn bị

Đứng chân trước chân sau, chân mạnh bám vào mép bên trên trục xuất phát, hai tay bám bục chính diện.

2. Bật nhảy

Hai tay đẩy vào cạnh trước bục xuất phát, chân sau đạp mạnh ra sau, buông hai tay vung về trước. Khi thân người di chuyển ra khỏi mặt bục, chân trước đạp mạnh vào mép trên bục để tăng tốc độ lao về trước. Mấu chốt của kiểu này là chân trước không được đạp bục quá sớm. Vì như vậy sẽ làm cho trọng tâm nâng cao và làm giảm lực xung về trước.

3. Bay trên không và vào nước

Sau khi rời bục, hai chân khép lại để bay trên không và vào nước. Khi lướt nước, thân người có độ căng cơ nhất định nhằm giữ thân người có dạng hình thoi để lướt nước. Khi tốc độ lướt nước xấp xỉ tốc độ bơi thì bắt đầu thực hiện động tác theo luật thi đấu của từng kiểu bơi.

Kỹ thuật xuất phát trong bơi lội (luồn nước)

Khi vào nước, mặt chắn của tay, đầu, cột sống, đùi tương đối nhỏ, giống như chui vào trong cái hang. Kỹ thuật vào nước trong cách xuất phát khi bơi này có tốc độ nhanh, lướt nước nhanh và xa. Có năm giai đoạn:

1. Tư thế chuẩn bị 

Tương tự như kỹ thuật xuất phát trong bơi lội bám bục, góc bật nhảy lớn hơn, vung tay nhanh hơn. Tư thế xuất phát này đòi hỏi khi bật nhảy, thân người sau khi đổ về trước thì đồng thời mở khớp hông để đạt góc độ bật nhảy cần thiết.

2. Bật nhảy 

Động tác bật nhảy cần tạo điều kiện cho động tác bay trên không. Cơ thể khi bay trên không phải điều chỉnh tư thế, cho nên ngoài việc tăng thêm góc độ bật nhảy thì sức mạnh đạp bục và bật ra trước cũng phải tăng lớn thêm.

3. Bay trên không 

Điều chỉnh tư thế bay trên không là then chốt của kỹ thuật. Sau khi bay trên không, thân người tuy không thay đổi được quỹ đạo của trọng tâm. Nhưng lại có thể thay đổi tư thế vào nước, nhằm đảm bảo cho cơ thể vào nước ở một điểm. Trục dọc cơ thể khi vào nước trùng với góc vào nước.

Hướng dẫn kỹ thuật xuất phát trong bơi ngửa

Luật quy định xuất phát bơi ngửa phải thực hiện ở trong nước, đồng thời thân người phải ở tư thế nằm ngửa.

Có năm giai đoạn: tư thế chuẩn bị, chuẩn bị bật nhảy, bật nhảy, bay trên không và vào nước, lướt nước và động tác bơi đầu tiên.

cach-xuat-phat-boi-ngua

1. Tư thế chuẩn bị 

Thân người trong nước, mặt quay vào thành hồ, hai tay cầm xuôi hoặc ngược vào thang xuất phát, kéo tay, khuỷu tay duỗi thẳng, cúi đầu, gò thân, chân và đùi ép đè vào nhau. Bàn chân cao bằng hoặc thấp hơn mặt nước, hai bàn chân song song hoặc hơi lệch bám chặt vào thành hồ bơi. Mông và đùi chìm trong nước, toàn thân thả lỏng chờ tín hiệu xuất phát.

2. Chuẩn bị bật nhảy 

Khi có tín hiệu vào chỗ thì hai tay co khớp khuỷu, kéo cơ thể cao lên trên mặt nước, cúi đầu, gò thân, hai gối hơi tách ra, nâng mông lên khỏi mặt nước để giảm lực cản khi bật nhảy.

Có hai loại kỹ thuật xuất phát trong bơi lội (bơi ngửa)

  • Khi có lệnh vào chỗ thì nâng kéo cơ thể lên để chờ tín hiệu xuất phát: Có đủ thời gian để làm động tác chuẩn bị. Và điều chỉnh tư thế đạp duỗi thích hợp của đùi, căng chân và bàn chân. Nhưng dễ bị ảnh hưởng bơi sự cách quãng của tín hiệu ảnh hưởng đến hiệu quả đạp duỗi trong bậ nhảy.
  • Sau khi có tín hiệu mới nâng kéo cơ thể lên. Đồng thời tiếp tục đạp chân để bật nhảy. Cách này có lợi cho các nhóm cơ duỗi khi bật nhảy nhưng sẽ bị cập rập.

3. Bật nhảy

Động tác chuẩn bị khuỵu gối: Trước khi bật nhảy, phải chuẩn bị ngồi xổm sau đó mới bật nhảy.

Bật nhảy: Từ động tác chuẩn bị, hai tay ấn kéo thoe hướng xuống dưới hoặc vào trong. Sau đó vung tay lên trên hoặc sang ngang, đồng thời đạp chân bật nhảy. Động tác vung tay giúp tăng thêm sức mạnh đạp vào thành hồ. Có lợi cho việc điều khiển góc độ bật nhảy tạo được tư thế bay trên không và vào nước tốt. Có hai cách vung tay:

  • Kéo tay ấn xuống dưới; tay vung vòng lên phía trên ra trước cùng lúc đó thân người ngửa ra sau. Thích hợp cho người đạp thành hồ sớm và bật cao.
  • Hai tay nắm, ép vào trong, vung tay ngang sang hai bên về trước sau đó khép lại trên đầu. Thích hợp cho người bật nhảy chậm và nhảy lên mặt nước thấp.

4. Bay trên không và vào nước (kỹ thuật xuất phát trong bơi lội)

Khi chuẩn bị thì thở ra hết, khi bật nhảy thì hít vào sâu. Sau khi rời thành hồ, thân người giữ tư thế ưỡn ngực, bụng, ngửa đầu ra sau, thân người hình cánh cung. Bay trên không phải nâng mông lên khỏi mặt nước để giảm lực cản.

5. Lướt nước và động tác bơi đầu tiên

Sau khi vào nước, thân người duỗi thẳng hai tay khép trước đầu. Để điều khiển độ sâu và phương hướng lướt nước. Khi tốc độ lướt nước giảm thì đập chân và khi mặt nhô lên khỏi mặt nước thì thực hiện lần quạt tay đầu tiên.

Chú ý: Trung tâm dạy bơi tại Hồ Chí Minh Swim To Be Live có hơn 70 HLV bơi chuyên nghiệp, dạy bơi cho trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 6 tuổi và trẻ dưới 15 tuổi, day bơi cho người lớn. Để được tư vấn nhanh và đăng ký học vui lòng liên hệ swimtobelive@gmail.com Hoặc qua số Hotline: 0762.319.319