Hướng dẫn kỹ thuật bơi sải từ A đến Z, cách học bơi sải nhanh nhất được Swimtobelive.com chia sẻ.

Khái quát chung về kiểu bơi sải 

Kỹ thuật bơi sải (bơi trườn sấp) là một trong 4 kiểu bơi có tốc độ nhanh nhất. Khi thi đấu bơi tự do, các vận động viên đều dùng kiểu bơi trườn sấp. Vì thế bơi kỹ thuật bơi sải còn được gọi là bơi tự do.

Bạn Đang Xem: Kỹ thuật bơi sải

>> Tham gia khóa học bơi ở quận 7 Tp Hồ Chí Minh

>> Kỹ thuật quay vòng của bơi tự do

huong-dan-ky-thuat-boi-sai

Khi học bơi sải, vận động viên nằm sấp ngang trên mặt nước. Hai chân thay nhau đập nước lên xuống, hai tay luân phiên quạt nước. Làm cho cơ thể trườn đi trong nước nên gọi là bơi trườn.

Bơi trườn sấp có lịch sử lâu đời và đã được chứng minh ở các di vật cổ đại ở các nước. Có lịch sử sớm nhất của loài người như La Mã, Ai Cập, Hy Lạp, Trung Quốc,..

Tư vấn học bơi và đăng ký học bơi tại HCM, vui lòng liên hệ: Hotline: 0762.319.319 hoặc Facebook: /swimtobelive

Con người cổ đại để đấu tranh sinh tồn. Họ đã phải mò các thức ăn ở dưới nước như tôm, cá, để sinh sống. Cũng từ đó, họ đã biết được cách bơi lặn. Trong đó, động tác có nhiều chi tiết gần giống kỹ thuật bơi sải ngày nay.

Từ khi có thi đấu bơi, bơi ếch là kiểu cơ bản. Song con người muốn tìm đến cách bơi nhanh hơn. Và qua nhiều lần thay đổi đã xuất hiện kiểu bơi nghiêng. Sau đó lại xuất hiện kiểu bơi quạt hay luân phiên. Từ đó kiểu bơi sải vung hai tay lên mặt nước luân phiên quạt nước ra đời. Song hai chân đạp nước vẫn giống như cũ (có đập và đạp lẫn lộn hoặc đạp chân ếch).

Phân tích kỹ thuật bơi sải (bơi trườn sấp)

1. Tư thế thân người khi bơi sải 

tu-the-than-trong-boi-sai

Khi bơi sải, tư thế thân người của vận động viên hợp lý sẽ giảm được lực cản. Có lợi cho việc phát huy tác dụng của hai tay. Làm cho cơ thể phối hợp nhịp điệu và hiệu quả.

>>> Kỹ thuật bơi Bướm

a. Khi bơi sải, VĐV cần duy trì tư thế thân người ngang bằng và có hình dáng lướt nước tốt. Trục dọc cơ thể tạo với mặt nước một góc khoảng 3-5 độ.

Xem Thêm : Tác hại của bơi lội

b. Đầu cúi tự nhiên, hai mắt nhìn về phía dưới và hơi chếch ra phía trước. 1/3 đầu nhô lên khỏi mặt nước. Để đạt được hiệu quả cao cho phép 2 chân có thể chìm hơn đôi chút.

c. Khi bơi cho phép thân người bơi quay quanh trục dọc cơ thể nhịp nhàng với động tác tay chân. Phạm quanh trụ dọc cơ thể khoảng 35-45 độ.

Chuyển động quay quanh trục dọc cơ thể là chuyển động tự nhiên. Được hình thành bởi động tác quạt tay và quay đầu để thở. Mà không phải là sự quay người có chủ ý. Chuyển động quay người có ưu điểm:

  • Giúp cho vung tay nhẹ nhàng, rút ngắn được bán kính vung tay.
  • Do mông quay nhẹ theo thân người nên đập chân được thuận lợi hơn để chống lại sự mất cân bằng khi quay người.
  • Có lợi cho động tác ôm nước và quạt nước có hiệu quả cao nhất. Vì mặt quạt nước càng vông góc hơn với hướng tiến của cơ thể.
  • Góc độ quay người lớn hay nhỏ phụ thuộc vào kỹ thuật. Đặc điểm cá nhân và tốc độ bơi của VDV. Khi quay người thường quay về thở nhiều hơn đối diện từ 10-15 giây. Trong thi đấu bơi cư li ngắn, do tốc độ bơi cao. Tần số nhanh nên quay người xunh quanh trục dọc cũng ít hơn.

2. Kỹ thuật đạp chân trong bơi sải đúng cách 

ky-thuat-chan-trong-boi-sai

Động tác đạp chân có tác dụng chủ yếu là duy trì thăng bằng của chân ở vị trí gần mặt nước. Để giảm lực cản và tạo thuận lợi cho động tác phối hợp nhịp nhàng với quạt tay. Khi bơi càng nhanh thì tác dụng tạo ra hiệu lực của chân càng nhỏ.

Khi bơi sải, hiệu quả động tác của hai chân quyết định bởi kỹ thuật đạp chân. Độ mềm dẻo của khớp cổ chân, sức mạnh của cơ đùi và cẳng chân. Động tác đạp chân trườn sấp được thực hiện ở mặt phẳng trên dưới. Trên mặt phẳng trên dưới ta thấy khoảng cách hai chân tách ra khi đạp chân khoảng 30-40 cm. Góc gối khoảng 160 độ.

Khi đạp chân sải, bàn chân đạp xuống không được vượt quá độ phận thấp nhất của cơ thể ở trong nước. Kỹ thuật đập chân sải phải phù hợp với đặc điểm cá nhân.

>>> Đăng ký học bơi sải ở TPHCM

Động tác đạp chân xuống

Kỹ thuật đạp chân đúng, bàn chân phải hơi xoay vào trong. Cổ chân thả lỏng, động tác đạp chân phải phát lực từ hông, đùi, cẳng chân. Cuối cùng đến bàn chân, giống như động tác rút roi.

Động tác đạp chân xuống sẽ tạo ra lực tiến. Vì vậy, khi đạp chân phải dùng sức mạnh để tạo ra tốc độ đạp nước nhanh.

Động tác hất chân lên trong kỹ thuật bơi sải 

Động tác được bắt đầu từ động tác nâng đùi lên trên. Đùi sẽ kéo theo cẳng chân. Khi khớp cổ chân, khớp gối và khớp hông cùng ngang bằng và song song với mặt nước thì đùi không nâng lên nữa. Đồng thời bắt đầu đạp xuống. Khi đùi dùng sức mạnh đạp xuống nước. Do tác dụng quán tính, lúc này bàn chân và cẳng chân vẫn tiếp tục nâng lên phí mặt nước. Do vậy mà làm cho khớp gối tạo thành 160 độ. Lúc này cẳng chân và bàn chân nằm ở vị trí cao nhất.

3. Kỹ thuật quạt tay trong bơi sải 

ky-thuat-tay-sai

Kỹ thuật quạt tay trong bơi sải là động lực chủ yếu để đẩy cơ thể tiến về phía trước. Hiện nay các vận động viên chuyên nghiệp bơi trườn sấp của thế giới rất coi trọng hiệu quả quạt nước của hai bàn tay và chú trọng tần số động tác và tính liên quan của động tác hai tay.

Để tiện cho phân tích, người ta chia một chu kỳ động tác tay ra thành các giai đoạn: vào nước, ôm nước, quạt nước, rút tay khỏi nước, vung tay trên không. Song trên thực tế các động tác này liên qua chặt chẽ với nhau trong 1 động tác hoàn chỉnh.

Xem Thêm : Dinh dưỡng cho trẻ 6 đến 11 tuổi

Kỹ thuật phối hợp hai tay chính xác. Hợp lý là yếu tố làm cho cơ thể tiến về phía trước với tốc độ đều đặn. Phối hợp hai tay sẽ tạo điều kiện cho các cơ bắp ở hai vai tích cực tham gia vào động tác hiệu lực. Từ đó giúp cho kỹ thuật bơi sải đường dài trở nên hiệu quả và chuyên nghiệp hơn.

4. Kỹ thuật phối hợp tay và thở trong bơi sải

cach-lay-hoi-trong-boi-sai

Kỹ thuật hít thở khi bơi sải tương đối phức tạp. Thở ra thực hiện trong nước bằng mũi, lấy hơi vào thực hiện bằng miệng.

>>> Mẹo lấy hơi trong bơi sải

1. Kỹ thuật lấy hơi khi bơi sải 

Cách lấy hơi trong bơi sải là một tiêu chuẩn để đánh giá kỹ thuật và có liên quan mật thiết tới trình độ huấn luyện.

Vì thở sâu, thở nhịp nhàng, hợp lý sẽ nâng cao được tốc độ và sức bền tốc độ.

Trong kỹ thuật bơi sải, một chu kỳ động tác 2 tay thường có 1 chu kỳ thở. Bao gồm lấy hơi vào, nín thở và thở ra.

Thở ra được tiến hành từ lúc ôm nước đến giữa giai đoạn đẩy nước. Thở ra bằng cả mũi và mồm. Khi thở ra không nên há mồm hoặc chúm móm quá hẹp.

Khi đẩy nước được 1/2 quãng đường. Do tác dụng của lực tay mà cơ thể tiến nhanh về trước. Do vậy, đầu đã đẩy nhanh khối nước phía trước mà tạo ra một khoảng hõm ở trước mặt. Vận động viên khi bơi sải cần lợi dụng hõm sóng đó quay mặt ra nhanh để lấy hơi vào.

2. Kỹ thuật phối hợp tay với thở trong bơi sải 

Tay phải vào nước, thở ra dần bằng mũi. Tiếp đó tăng dần tốc độ thở ra, lúc này tay phải quạt đến ngang vai thì quay đầu sang phải.

Khi tay quạt nước sắp kết thúc. Thở ra gấp hơn. Khi tay phải rút khỏi nước thì quay đầu lấy hơi. Khi vung tay đến cạnh thân thì quay đầu về vị trí cũ.

Tác dụng của bơi Sải

Tác dụng của bơi Sải đối với người bơi. Đây là kiểu bơi nhanh nhất trong các kiểu bơi với tư thế thân người luôn thẳng hàng. Từ đó giúp bạn có thể bơi nhanh, do hạn chế được sức cản của nước. Không những thế bơi tự do cũng giúp cho bạn đốt được lượng lớn calo trong quá trình bơi. Việc học bơi sải chuyên nghiệp còn giúp bạn có sức khỏe về tinh thần lẫn thể chất.

Bơi Sải có tăng chiều cao không

Đây là kiểu bơi tưởng đối tốt cho quá trình tăng trưởng chiều cao đối với trẻ em. Thường thì khi học kiểu bơi để tăng chiều cao thì sẽ chọn kiểu bơi sải là có thể tăng trưởng chiều cao tốt nhất.

Trên đây là bài viết hướng dẫn về kỹ thuật bơi sải cơ bản đến nâng cao. Mọi người hay và ý nghĩa thì hãy chia sẻ nhé!

Chú ý: Trung tâm dạy bơi tại Hồ Chí Minh Swim To Be Live có hơn 70 HLV bơi chuyên nghiệp, dạy bơi cho trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 6 tuổi và trẻ dưới 15 tuổi, day bơi cho người lớn. Để được tư vấn nhanh và đăng ký học vui lòng liên hệ swimtobelive@gmail.com Hoặc qua số Hotline: 0762.319.319