Hướng dẫn kỹ thuật quay vòng của bơi tự do (bơi sải) từ chưa biết gì đến thành thạo.

Quay vòng vung tay của kỹ thuật bơi tự do

1. Đến đến gần thành hồ và chạm tay vào thành hồ

Khi đến gần thành bê, tốc độ không được giảm. Nếu tay phải chạm thành hồ, tay trái làm động tác quạt tay lần cuối. Thân người sẽ quay theo trục dọc cơ thể từ phải sang trái. Đồng thời tay phải vươn về phía chính diện trước đầu, bàn tay phải tiếp xúc với thành hồ ở vị trí cao hơn so với trọng tâm cơ thể ở trên mặt nước.

Bạn Đang Xem: Kỹ thuật quay vòng của bơi tự do

ky-thuat-quay-vong-cua-boi-tu-do

2. Quay người

Theo quán tính của cơ thể về trước, hoãn xung, thân người tiếp tục đưa sát thành hồ. Đồng thời quay theo trục dọc cơ thể về phía trái thành tư thế nằm nghiêng. Cùng lúc đó co đùi và gập gối ra trước.

3. Đạp thành hồ

Sau khi quay vòng, hai tay khép lại duỗi thẳng phía trước đầu, đầu kẹp vào giữa hai tay. Đùi và cẳng chân tạo thành một góc nhọn, thân người và đùi tạo thành một góc tù. Tiếp đó hai chân dùng sức đạp mạnh vào thành hồ để duỗi nhanh khớp hông, gối, cổ chân. Trong quá trình đạp thành bể, thân người tiếp tục quay nhanh trục dọc thành tư thế nằm sấp.

4. Lướt nước và động tác bơi đầu tiên

Kết thúc đạp chân vào thành hồ, thân người duỗi thẳng để lướt nước nhanh về phía trước. Lúc này cơ lưng và cơ bụng căng cơ ở mức độ nhất định. Hai tay và hai chân duỗi thẳng, thân người nằm sấp. Khi tốc độ lướt nước giảm bằng xấp xỉ tốc độ bơi thì bắt đầu đạp chân. Tiếp đó quạt tay lần thứ nhất để thân người nổi lên mặt nước và tiếp tục bơi.

Xem Thêm : Chiến lược ăn sáng và phục hồi cho người bơi

Tư vấn học bơi và đăng ký học bơi tại HCM, vui lòng liên hệ: Hotline: 0762.319.319 hoặc Facebook: /swimtobelive

Đăng ký lớp học bơi ở quận Gò Vấp TPHCM

Quy vòng lộn trước (santô trước) của bơi tự do (bơi sải)

Kỹ thuật quay vòng này có tốc độ nhanh nhất. Khi quay vòng, tay không cần chạm thành hồ mà quay người trước. Sau đó dùng chân chạm thành hồ. Khi bắt đầu quay thân người lật theo trục ngang, sau đó tiếp tục quay theo trục ngang và trục dọc. Cách quay vòng này tốc độ nhanh nhưng kỹ thuật tương đối phức tạp.

quay-vong-lon-san-to

Bơi đến thành hồ

Lúc này không được giảm tốc độ. Khi đầu cách thành hồ khoảng 1,5 – 2m thì thực hiện động tác quạt đến cạnh thân nhằm chuẩn bị quay người đồng thời làm cho hai tay trở thành tư thế có lợi cho quay vòng (Flip Turn). Khi một tay quạt nước xong dùng ở cạnh thân, tay kia tiếp tục quạt đến cạnh thân. Cũng có thể một tay vươn về phía trước, tay kia sau khi quạt nước xong, vung về phía trước.

Sau đó cả hai tay cùng dùng sức quạt đến ngang hông. Trước khi quay, cần quan sát khoảng cách giữa thân người và thành hồ, quan sát vạch chữ T ở đấy hồ để điều chỉnh động tác tay.

Quay người

Lợi dụng tốc độ thu được sau khi hai tay quạt ra sau, sau đó cúi cổ làm cho đầu và vai ép xuống dưới. Đồng thời khép hai chân, hai đầu gối hơi co, hai lòng bàn tay ngửa lên trên. Cùng với đầu tiếp tục chìm xuống, hai chân làm động tác đập chân bướm để nâng hông lên và làm động tác họp bụng, gập hông.

Xem Thêm : Làm thế nào bơi có thể giúp trẻ lâu hơn

Khi mông vượt qua đầu, tay trái quạt nước về phía đầu, cơ thể bắt đầu chuyển động quay theo trục dọc. Khi hai chân hoàn toàn nhô lên khỏi mặt nước thì khép lại và gập gối để rút ngắn bán kinh quay, tăng tốc độ lật quay.

Sau đó hai chân tiếp tục lăng về phía thành hồ. Thân người quay từ phải sang trái cùng lúc với cơ thể hoàn thành động tác lộn vòng. Quay thân người khoảng 1/4 cơ thể thành tư thế nằm nghiêng. Trong toàn bộ quá trình quay vòng, dùng mũi để thở ra, như vậy sẽ tránh được nước xông vào mũi.

Kỹ thuật quay vòng này được kết hợp giữa lộn và quay. Động tác liên tục và có tốc độ nhanh, nhưng có độ khó cao. Còn có thể thực hiện kỹ thuật này bằng cách “trước lộn, sau quay”: Trước hết, lộn theo trục ngang thành tư thế nằm ngửa và sau khi đạp thành hồ quay theo trục dọc thành tư thế nằm sấp.

Đạp thành hồ

Khi kết thúc quay người, hai chân lăng về thành hồ, thân người nằm nghiêng quay về phía bên trái thành tư thế thích hợp để chuẩn bị đạp thành hồ. Sau đó lập tức dùng sức đạp thành hồ. Khi đạp thành hồ, hai tay duỗi thẳng phía trước và kẹp sát hai bên đầu, sau đó tăng tốc độ duỗi các khớp hông, gối và cổ chân.

Toàn bộ thân người duỗi thẳng làm cho phương hướng đạp nước đồng nhất với trục dọc cơ thể. Cùng lúc với đạp thành hồ, thân người vừa đạp vừa quay theo trục dọc thành tư thế nằm sấp trục dọc từ trái sang phải.

Lướt nước và động tác bơi đầu tiên

Sau khi hai chân dùng sức đạp rời thành hồ, thân người giữ tư thế hình thoi lướt nước. Thân người tiếp tục quay theo trục dọc thành tư thế nằm sấp. Khi tốc độ lướt nước giảm bằng xấp xỉ tốc độ bơi và căn cứ vào độ sâu của cơ thể trong nước mà đạp một số đập bướm. Tiếp đó quay tay lần thứ nhất để thân người nổi lên mặt nước và tiếp tục bơi. Căn cứ vào độ sâu của cơ thể trong nước mà đập chân một hay nhiều lần. Khi quay vòng lộn nước, có thể thẳng chân hoặc co chân, chân co thường quay nhanh hơn chân thẳng bởi rút ngắn được bán kình quay và tăng nhanh tốc độ quay lộn.

Chú ý: Trung tâm dạy bơi tại Hồ Chí Minh Swim To Be Live có hơn 70 HLV bơi chuyên nghiệp, dạy bơi cho trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 6 tuổi và trẻ dưới 15 tuổi, day bơi cho người lớn. Để được tư vấn nhanh và đăng ký học vui lòng liên hệ swimtobelive@gmail.com Hoặc qua số Hotline: 0762.319.319
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn bơi Sải cơ bản Kinh hãi với văn hoá bơi lội của nhiều bạn trẻ Đi bơi có tốt cho người bị đau lưng 2 căn bệnh thường gặp khi bơi và cách phòng trị Học bơi cấp tốc ở HCM với hướng dẫn “nhìn là hiểu ngay” Cách thở nước hiệu quả để có thể bơi xa Quy trình dạy bơi ở Hồ Chí Minh của Swim To Be Live Thở một bên trong bơi Sải có tốt Một tuần lên đi bơi mấy lần thì hiệu quả Bà bầu có lên đi bơi hay không Muốn có một thân hình đẹp hãy đi bơi Làm thế nào để phân biệt tử thi chết trong môi trường nước mặn hay ngọt Cách đứng nước hiệu quả cho người mới bắt đầu học bơi Có lên chọn bơi Sải cho người mới bắt đầu học bơi 3 nguyên nhân làm cho trẻ sợ nước và cách khắc phục hiệu quả Chế độ dinh dưỡng cho người tập luyện bơi lội