Kỹ thuật bơi Ếch tiếng Anh thường gọi là Breaststroke, đây kiểu bơi bắt chước cách bơi của con Ếch và cũng là kiểu bơi cổ nhất của loài người. Kỹ thuật bơi ếch cổ điển có đặc trưng là quạt tay rộng, đạp chân sang hai bên sau đó mới khép lại.

Năm 1985, vận động viên nổi tiếng của Mỹ là W.P.Đavít đã dùng kiểu bơi ếch vượt qua eo biển Măngsơ. Bơi ếch cổ điển quạt tay dài đến tận đùi, chân đạp thẳng sang hai bên rồi mới khép lại nên động tác phối hợp không nhịp nhàng. Tốc độ chậm và không đều đã tạo độ nhấp nhô lớn, nên người châu Âu gọi là bơi ếch “ngựa phi”. Năm 1907 vận động viên người Hunggri là Bécnuli đã dùng bơi Ếch ngựa phi lập nên kỉ lục thế giới với thành tích 1`23″ ở cự ly 100m Ếch. Đây là mốc thứ nhất của quá trình phát triển kỹ thuật bơi ếch hiện đại sau này. Tiếp theo, dưới đây là lý thuyết bơi ếch được thể hiện rõ nhất. Chúng ta cùng xem qua nhé.

>>> Những lỗi sai gặp phải khi bơi Ếch

Hướng dẫn kỹ thuật bơi Ếch qua các giai đoạn

Tư thế thân người 

boi-ech

Trong quá trình bơi ếch, tư thế thân người không cố định ở một vị trí mà biến đổi theo tác động của tay chân. Sau kết thúc đạp nước, hai tay khép sát duỗi thẳng ra trước, hai chân duỗi thẳng về sau. Cơ thể ở tư thế lướt nước tương đối tốt, thân người tương đối ngang bằng. Đầu hơi ngẩng, mực nước ngập tới trán, một phần ngực, bụng, đùi, cẳng chân ở vào tư thế ngang bằng với nước.

Lúc này trục dọc cơ thể tạo với mặt nước một góc từ 5 – 10 độ. Muốn giữ cho tư thế thân người có hình dáng lướt nước tương đối tốt nên ưỡn ngực. Hơi hóp bụng, rướn lưng, hai chân khép lại, hai tay duỗi thẳng vươn về trước. Cổ hơi căng, đầu hơi ngẩng, mắt nhìn về phía trước xuống dưới. Khi hít vào, cằm nhô khỏi mặt nước, bả vai nâng lên. Lúc này cơ thể tạo với mặt nước một góc khoảng 15 độ. Khi đạp nước, mặt lại chìm vào trong nước, một bộ phận đầu khi di chuyển lộ ra trên mặt nước. Khi lấy hơi vào, nếu ngẩng đầu quá hoặc ưỡn ngực nhiều sẽ làm cho thân người chìm sâu, tăng thêm lực cản. Sẽ làm cho kỹ thuật bơi Ếch nhanh bị chậm lại, đây là kinh nghiệm học bơi Ếch cũng như thực tiễn.

Kỹ thuật động tác chân Ếch

dong-tac-chan-ech.jpg

Tư vấn học bơi và đăng ký học bơi tại HCM, vui lòng liên hệ: Hotline: 0762.319.319 hoặc Facebook: /swimtobelive

Chân là một động lực chủ yếu tạo ra lực tiến cho cơ thể. Có thể chia động tác chân thành bốn giai đoạn: co chân, xoay bàn chân, đạp chân, lướt nước. Trên thực tế, cả bốn giai đoạn này là một chuỗi động tác hoàn chỉnh liên tục và gắn bó chặt chẽ với nhau.

A. Co chân 

Là động tác kỹ thuật bơi ếch chuẩn từ vị trí duỗi thẳng chân co lên phía bụng đến vị trí thuận lợi cho xoay bàn chân đạp nước. Đồng thời phải giảm lực cản và phối hợp lý giữa chân và tay. Khi bắt đầu co, cùng với động tác hít vào. Hai chân để chìm xuống tự nhiên, hai đầu gối tách dần ra, cẳng chân co về phía trước. Khi co cẳng chân, bàn chân, dùng lực nhẹ (co chậm), cẳng chân nấp sau hình chiếu của đùi để giảm lực cản.

Trong kỹ thuật bơi ếch đường dài, có một số vận động viên co chân nhanh. Mặc dù kỹ thuật này sẽ làm tăng lực cản, nhưng sẽ tăng nhanh tần số động tác phối hợp. Có lới cho việc nâng cao tốc độ bơi. Sau khi kết thúc co chân, đùi tạo với thân người một góc khoảng 120-140 độ. Hai mép trong của gối rộng băng hông. Góc giữa đùi và cẳng chân khoảng 40-45 độ. Đồng thời làm cho cẳng chân ở tư thế vuông góc so với mặt nước. Như vậy, sẽ chuẩn bị tốt cho động tác xoay bàn chân.

B. Xoay bàn chân 

Động tác này rất quan trọng, trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả đạp nước của kỹ thuật bơi ếch cho người mới tập bơi. Bởi vì xoay bàn chân có thể tạo ra diện tích đạp nước lớn hơn. Xoay bàn chân nước lớn hơn. Xoay bàn chân tốt hay xấu phụ thuộc vào độ mềm dẻo. Linh hoạt của khớp cổ chân, khớp gối và khớp hông. Những vận động viên khi thực hiện kỹ thuật bơi Ếch chuẩn có độ linh hoạt khớp gối kém, có thể co chân rộng. Ngược lại thì co chân hẹp.

C. Đạp chân 

Hiệu quả động tác chân tốt hay xấu quyết định chủ yếu ở giai đoạn này. Hiện nay đang ngày càng lưu ý tới tác dụng của động tác đạp chân. Đạp chân là dùng sức mạnh từ mông, đùi đạp hết sức ra phía sau. Thực tế động tác chân bao gồm cả đạp chân và khép chân. Động tác khép chân sẽ hạn chế động tác chân không được chuyển động quá ra phía ngoài và tạo ra phương hướng đạp chân ra sau. Trong kỹ thuật bơi ếch nâng cao. Do đạp chân hẹp, hai chân khép sát, đã tạo ra động tác ép xuống dưới, làm cho cơ thể nâng lên nên rất có lợi cho lướt nước về trước.

D. Lướt nước 

Kết thúc đạp nước, hai chân ở vào vị trí tương đối thấp. Gót chân cách mặt nước khoảng 30-40cm. Lúc này, dựa vào lực đạp chân thân người được đưa về phía trước nên lướt nước rất nhanh. Nếu vị trí hai chân quá thấp sẽ tạo lực cản lớn khi bơi Ếch. Bởi vậy, sau khi đạp chân kết thúc, nên giữ chân ở vị trí tương đối cao để giảm lực cản và chuận bị cho chu kỳ động tác sau.

Kỹ thuật động tác tay

tay-ech

Động tác tay trong bơi Ếch tạo ra lực tiến rất lớn, có thể chia thành năm giai đoạn: tư thế ban đầu, ôm nước (tỳ nước), quạt nước, thu tay, duỗi tay.

Hiện nay, kỹ thuật quạt tay có thể chia làm hai loại:

  • Đường quạt tay hẹp, co khuỷu nhiều, khuỷu tay cao, bàn tay vào nước sâu.
  • Đường quạt nước tương đối rộng, tay tương đối thẳng (co khuỷu ít), khuỷu tay hơi cao (ngang bằng hơn), bàn tay vào nước cạn hơn.

A. Tư thế ban đầu

Khi chân kết thúc động tác đạp nước, hai tay duỗi thẳng tự nhiên về phía trước với mức độ căng cơ nhất định. Hai tay song song với mặt nước, lòng bàn tay úp xuống, các ngón tay khép tự nhiên, thân thẳng và có hình dáng lướt nước tốt, bơi Ếch bị chìm thường là do kỹ thuật này thực hiện không đúng.

B. Tỳ nước

Từ tư thế ban đầu, tay vươn ra trước, trọng tâm chuyển về trước, vai hơi thu lại, hai bàn tay xoay ra ngoài và hơi chếch xuống dưới, cổ tay hơi gập. Hai cánh tay tách dần sang hai bên và xuống dưới để ép nước. Khi lòng bàn tay và cẳng tay cảm giác có áp lực thì bắt đầu quạt nước. Khi tỳ nước, bàn tay chuyển động theo ba hướng: Về phía trước, xuống dưới và ra ngoài. Hợp lực của 3 lực thành phần đó là đường chéo của hình lập phương. Do cẳng tay xoay vào trong làm cho lòng bàn tay xoay ra phía ngoài và phía sau. Động tác tỳ nước trong bơi ếch Olympic tạo điều kiện thuận lợi cho quạt nước. Đồng thời tạo ra tác dụng làm nổi và đẩy cơ thể tiến về phía trước.

C. Quạt nước

Khi hai tay đã tỳ nước thì cổ tay gập dần. Lúc này hai cổ tay và bàn tay tăng dần tốc độ quạt sang hai bên, xuống dưới và ra sau. Khi quạt tay, chuyển động của bàn tay chia thành hai phần: phần đầu bàn tay xoay ra ngoài, xuống dưới và ra sau. Phần sau bàn tay xoay vào trong, xuống dưới và ra sau. Từ tỳ nước chuyển sang quạt nước, cẳng tay từ xoay trong chuyên sang xoay ngoài. Do vậy, lòng bàn tay từ hướng ra ngoài, ra sau quay dần sang hướng vào trong và ra sau.

D. Thu tay

Khi thu tay không nên hạ thấp tốc độ quạt nước. Ngược lại, càng tích cực tăng thêm tốc độ khép cánh tay và cẳng tay vào phía dưới để chuyển sang duỗi tay về trước. Phần đầu của động tác thu tay phải lấy động tác ép khuỷu tay và bàn tay vào phía trong. Lên trên và ra sau là chính của động tác thu tay, khuỷu tay, cánh tay phải chuyển động vào trong lên trên và ra trước. Hợp lực của ba lực thành phần là đường chéo của hình lập phương. Trong giai đoạn thu tay của kỹ thuật bơi Ếch, lực đẩy cơ thể tiến về trước ít, chủ yếu là tạo ra lực nổi.

E. Duỗi tay

Là động tác duỗi thẳng khớp khuỷu và khớp vai. Lòng bàn tay từ hướng lên trên xoay dần úp xuống và ra trước.

Động tác duỗi tay nhanh là một đặc điểm của kỹ thuật bơi ếch cơ bản hiện đại. Nó được kết hợp chặt chẽ với động tác chân. Vì thế, đồng thời với động tác duỗi tay, vươn vai về trước. Nhiều vận động viên bơi lội kết hợp cúi đầu cùng lúc với động tác tay tạo ra động tác ép. Do vậy tạo ra sóng tự nhiên, nhưng cần chú ý duỗi tay không được dừng. Đường di chuyển của động tác tay nếu quan sát từ trên xuống là hình bầu dục. Nếu quan sát từ phía bên thì di chuyển của tay từ trên xuống dưới. Sau đó lại chuyển từ dưới lên trên để duỗi về trước.

Kỹ thuật phối hợp tay, thở và phối hợp hoàn chỉnh

phoi-hop-hoan-chinh-boi-ech

Kỹ thuật phối hợp bơi Ếch phức tạp hơn các kỹ thuật bơi Sải, kỹ thuật bơi Bướm, Kỹ thuật bơi Ngửa. Kỹ thuật lấy hơi trong bơi ếch hít vào bằng miệng và thở ra cả bằng miệng và mũi. Đồng thời phải kết hợp chặt chẽ với động tác quạt tay.

Hiện tại có 2 kỹ thuật bơi Ếch thi đấu ngẩng đầu lên để thở:

  •  Vươn cổ và cằm ra phía trước, đưa miệng lên mặt nước và hít vào.
  • Dựa vào hiệu lực quạt tay làm cho đầu và vai nhô cao lên mặt nước mà hít vào.

Động tác thở được thực hiện trong giai đoạn quạt nước. Khi đầu và miệng nhô khỏi mặt nước, thở ra hết phần không khí còn lại trong phổi. Đồng thời nhanh chóng hít vào, duỗi tay thì nín thở, tỳ nước thì thở ra. Người mới bắt đầu học kỹ thuật bơi ếch nên sử dụng cách thở sớm. Hít vào lúc tay mới bắt đầu quạt nước. Đối với vận động viên bơi lội thì sử dụng thở muộn: hít vào sau khi kết thúc động tác thu tay. Trong thi đấu có thể sử dụng quạt tay một lần thở một lần hoặc quạt tay hai, ba lần thở một lần để tăng số động tác. Trong kỹ thuật bơi ếch đường dài, phối hợp hợp tay chân là một khâu rất quan trọng. Ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả động tác tay chân và tính đồng đuề của tốc độ khi bơi.

Kỹ thuật xuất phát bơi Ếch

1. Bài tập bắt trước trên cạn

Hai chân đứng rộng bằng vai. Tập theo hiệu lệnh “chuẩn bị”, “nhảy”. Khi nghe “nhảy” thù bật nhảy kên trên, hơi hóp bụng.

2. Bài tập thành hồ

  • Ngồi bên cạnh hồ, hai chân đặt vào máng nước, hai tay giơ lên khép sát đầu, thân hơi để về trước. Khi vai thấp hơn mông thì đạp chân vào máng nước bật ra.
  • Đứng trên thành hồ đổ người vào nước, đổ người trước, đạp chân sau. Dần kết thúc kết hợp với động tác vung tay.

Kỹ thuật quay vòng bơi Ếch 

1. Bài tập trên cạn

  • Đứng quay mặt vào tường, hai tay vịn vào tường tập quay vòng kiểu Ếch.
  • Đi bộ vào gần tường tập quay vòng kiểu Ếch.

2. Bài tập dưới nước

  • Tập như hai bài tập trên ở nơi nước sâu ngang ngực.
  • Đứng cách thành hồ khoảng 1m, đạp chân xuống đáy hồ để lướt nước và chạm hai tay vào thành hồ để quay vòng.

Bơi Ếch có tác dụng gì?

Việc học bơi ếch có nhiều tác dụng đến sức khỏe cũng như tinh thần. Nhưng việc học bơi Ếch không đúng cách sẽ dẫn đến nhiều tác dụng không tốt như sau:

  • Bơi Ếch bị đau lưng
  • Bơi Ếch bị đau khớp háng
  • Bơi Ếch bị đau chân

Mà nguyên nhân chính bị những chấn thương này là do người học bơi chưa thực hiện đúng các kỹ thuật của bơi Ếch.

Học bơi Ếch mất bao lâu?

Học bơi Ếch mất bao lâu cũng tùy thuộc vào khả năng của mỗi học viên cũng như độ tuổi. Thường thì người lớn sẽ mất khoảng 5 đến 8 buổi. Còn đối với trẻ em từ 6 tuổi trở lên có thể từ 5 buổi trở lên.

Học bơi Ếch cấp tốc đăng ký ở đâu?

hoc-boi-ech-cap-toc

Trung tâm dạy bơi kèm riêng Swim To Be Live vẫn luôn chiêu sinh các khóa học bơi liên tục. Đặc biệt, đến với trung tâm học viên còn được hướng dẫn bởi giáo án bơi Ếch hiện đại và nhiều kỹ năng khác: Bơi ếch thư giãn, bơi Ếch ngửa đầu và một số bài tập kỹ thuật bơi Ếch trên cạn chỉ có riêng tại Swim To Be Live. Ngoài ra, trung tâm cũng thường xuyên tổ chức các cuộc thi bơi Ếch, và giải bơi lội để cho các học viên giao lưu với nhau.

Thông tin liên hệ Swim To Be Live

  • Hotline: 0762 319 319
  • Địa chỉ: Tầng 1, 207A Nguyễn Văn Thủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Fanpage: https://www.facebook.com/Swimtobelive

Chú ý: Trung tâm dạy bơi tại Hồ Chí Minh Swim To Be Live có hơn 70 HLV bơi chuyên nghiệp, dạy bơi cho trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 6 tuổi và trẻ dưới 15 tuổi, day bơi cho người lớn. Để được tư vấn nhanh và đăng ký học vui lòng liên hệ swimtobelive@gmail.com Hoặc qua số Hotline: 0762.319.319