Đứng nước là một kỹ năng cũng khá là quan trọng trong bơi lội. Đặc biệt là đối với những ai mới bắt đầu học bơi. Học đứng nước có thể giúp bạn xử lý được những tình huống va chạm trong khi bơi. Hay đặc biệt là khi bất ngờ rớt xuống nước. Do nhiều lý do khác nhau dẫn đến. Nếu thực sự không biết phải làm sao khi gặp những trường hợp này. Mà chỉ biết bơi, bơi, bơi..không thôi, thì dễ dẫn đến tình trạng va thẳng vào người khác. Hay có thể sẽ bị uống nhiều ngụm nước. Nếu xử lý không đúng cách. Dưới đây SWIM TO BE LIVE sẽ hướng dẫn với các bạn học đứng nước một cách hiệu quả và dễ dàng nhất!
Điều đầu tiên tôi muốn là mọi người phải biết bơi trước đã. Ít nhất là có thể bơi được một kiểu bơi Ếch, không cần phải bơi quá giỏi đâu. Nhiều tình trạng bơi được cả 50m, mà lại không biết cách đứng nước. Không thể bơi ở ngoài độ sâu. Chỉ bơi luẩn quẩn trong cạn không thôi. Cái này là bạn đang học vẹt rồi đó. Và mọi người có biết tại sao tôi lại muốn các bạn phải bơi được rồi thì mới bắt đầu học đứng nước hay không!
Đó là do, khi chưa thể bơi được ở trong cạn thì hoàn toàn không thể đi ra ngoài độ sâu được. Mà không thể ra ngoài độ sâu thì làm sao mà tập đứng nước. Tâm lý cũng là một lý do khiến cho việc học đứng nước không hiệu quả. Theo kinh nghiệm của SWIM TO BE LIVE thì các bạn cần thực hiện học đứng nước với chân Ếch. Và tay chỉ cần nhấn nhẹ vào nước thôi!
Động tác chân khi đứng nước
Thực hiện động tác chân Ếch cho đứng nước. Đây là kỹ thuật dễ nhất so với những động tác khác. Ở đây tôi không nói tới những kỹ thuật cao hơn. Do bài này chúng ta học cách đứng nước cơ bản hiệu quả mà. Chân Ếch luôn đạp đều hai chân một cách nhịp nhàng. Và cơ thể phải luôn ở tư thế thẳng đứng, không được nghiêng. Nếu như nghiêng sẽ dẫn đến tình trạng bị di chyển về phía trước hay sau.
Động tác tay khi đứng nước
Các nón tay khép lại và lòng bàn tay kéo từ bên trong ra ngoài đồng thời nhấn nhẹ xuống nước. Cứ làm như thể liên tục. Chúng giúp đẩy cơ thể lên mạch nước, một cách nhẹ nhàng hơn.
Phối hợp tay và chân
Để có thể đứng nước được lâu mà lại tốn ít sức. Các bạn cần phải phối hợp một cách đều đặn và nhịp nhàng. Động tác tay rồi tới động tác chân. Luôn giữ mức nước ngang so với cằm đây là khoảng cách phù hợp nhất. Ít bị tốn sức nhất!
>>> Bài viết xem thêm: hai căn bệnh thường gặp khi bơi và cách phòng trị